Tag: máy đo spo2
Nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2
Bạn đã sử dụng máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu được bao lâu rồi? Vài ngày, vài tháng hay vài năm? Chắc hẳn bạn đã nhận thấy công dụng và sự tiện lợi của thiết bị này. Tuy nhiên, bạn có biết nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2 chưa? Nếu chưa thì bạn hãy tìm hiểu ngay thông tin này qua bài viết sau đây nhé!
Nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2
Mỗi thiết bị đều có nguyên lý họa động riêng, đặc biệt là các thiết bị điện. Với đặc trưng vừa là thiết bị điện vừa là thiết bị y tế, máy đo SpO2 có những đặc điểm và cách hoạt động riêng.
Nguyên lý hoạt động của máy đo SpO2 được lý giải cụ thể như sau:
- Máy đo SpO2 hiện nay được sử dụng để đo nồng độ bão hòa oxy trong máu và nhịp tim. 2 chỉ số này vô cùng quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe của một người. Trong đó chỉ số nồng độ oxy bão hòa trong máu là chỉ số ưu tiên hàng đầu khi sử dụng thiết bị này. Với chỉ số nhịp tim, như bạn biết, bạn có thể sử dụng thiết bị khác để xác định như máy đo huyết áp cả dạng cơ và điện tử.
- Thông thường, máy đo SpO2 xác định các chỉ số thông qua đầu ngón tay. Công nghệ sử dụng để đo SpO2 và nhịp tim chính là công nghệ quang điện. Khi bạn đặt một đầu ngón tay vào phần đầu dò, bạn sẽ nhận thấy đầu ngón tay đó được đưa vào một khoang chứa khá vừa vặn. Phần nhựa trên của móng có tác dụng tạo ra ánh sáng phát quang để phần nhựa dưới ngón tay là bộ phận dò ảnh. 2 phần này kết hợp với nhau để tạo ra bộ phần đầu dò.
- Khi máy được bật xong, ngay lập tức, máy sẽ tạo ra xung điện từ với 2 chùm tia có bước sóng khác nhau xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Một điểm đặc biệt của 2 chùm tia này chính là sự tập trung tại điểm kẹp của đầu ngón tay. Tiếp đó, bộ phận thăm dò tiếp nhận tín hiệu và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Sau đó, các hình ảnh, thông tin này được xử lý qua các mạch điện tử và bộ vi xử lý để cho ra kết quả hiện thị trên màn hình.
- Cách thức hoạt động của thiết bị này đơn giản, nhiều thiết bị đạt độ chính xác cao nên được sử dụng tại nhà và bệnh viện. Tuy nhiên, bạn lưu ý nếu kích cỡ đầu ngón tay không phù hợp về độ dày không sử dụng được thiết bị này. Độ dày ngón tay yêu cầu trong khoảng 8 – 25.4mm, phù hợp với người lớn và trẻ em, không thích hợp với trẻ sơ sinh.
Bạn có nhận thấy nguyen ly hoat dong cua may do SpO2 khá đơn giản nhưng để xác định được chỉ số cần thiết, thiết bị này cần được thiết kế với công nghệ tiên tiến. Bạn muốn tìm hiểu thêm về thông tin này.
Xem ngay cảnh báo sử dụng máy đo SpO2 không an toàn
Máy đo SpO2 được sử dụng nhiều dành cho bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân mắc bệnh nặng, bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp cấp tính hoặc mãn tính. Sử dụng thiết bị này rất đơn giản nhưng có những người sử dụng máy đo SpO2 không an toàn gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Chính vì vậy, iMediCare sẽ chia sẻ với bạn thông tin hữu ích này. Bạn hãy đọc ngay các thông tin dưới đây.
Các trường hợp sử dụng máy đo SpO2 không an toàn
- Sử dụng thiêt bị trong môi trường MRI hoặc CT: Trường hợp này kết quả đo không chính xác, đồng thời môi trường MRI hoặc CT cũng tác động vào máy đo SpO2 khiến thiết bị ảnh hưởng.
- Những bệnh nhân mắc bệnh rào cản vi tuần hoàn và một số bệnh nhân khác có thể xuất hiện cảm giác khó chịu hoặc đau nếu sử dụng thiết bị liên tục. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
- Sử dụng thiết bị ở một ngón tay trên 30 phút có thể gây cảm giác khó chịu, đau hoặc một số phản ứng phụ khác.
- Sử dụng trong môi trường tần số cao như thiết bị Elextrosurgical có thể khiến thiết bị hoạt động không ổn định, giảm độ chính xác.
- Sử dụng trong môi trường dễ chay nổ gây mất an toàn cho bản thân và gây hư hỏng thiết bị.
- Vứt pin vào lửa có thể gây cháy nổ
- Dùng pin không đúng chủng loại để tiết kiệm chi phí hoặc do không tìm được nguồn cấp thích hợp có thể gây hiện tượng rò rỉ pin, có thể gây cháy nổ.
- Một số cha mẹ thường hướng dẫn và yêu cầu con cái chủ động thực hiện mọi việc. Tuy nhiên, cha mẹ không để con tự sử dụng thiết bị này mà cần giám sát chặt chẽ khi sử dụng thiết bị, tránh trường hợp trẻ em nuốt phải phụ kiện, đặc biệt là pin.
- Kết quả sử dụng cùng các thiết bị khác cùng lúc trên cùng một cánh tay có thể ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân. Bạn nên tránh sử dụng máy đo huyết áp, thiết bị tiêm truyền,… cùng với máy đo SpO2 để đảm bảo an toàn.
- Để thiết bị dưới ánh sáng trực tiếp có thể khiến thiết bị bị hư hỏng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hoặc gây cháy nổ.
Máy đo SpO2 cần được sử dụng cẩn thận theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp và nhà sản xuất. Nếu bạn đang sử dụng thiết bị này, hãy tham khảo ngay các canh bao su dung may so SpO2 khong an toan trên đây nhé.