Đánh giá các loại máy xông khí dung tốt trên thị trường

Đánh giá các loại máy xông khí dung tốt trên thị trường dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức về máy xông khí dung trước khi mua sản phẩm này dùng tại nhà. Đây đều là những kiến thức mà ít nhà bán hàng nào cung cấp cho bạn, chính vì thế bạn đừng bỏ lỡ “thông tin mật” này nhé.
Máy xông mũi họng hay máy xông khí dung là gì?
Hiểu một cách đơn giản: Máy xông mũi họng là một thiết bị y tế, giúp đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng các hạt sương có kích thước nhỏ li ti. Mà cụ thể là đưa thuốc vào cơ quan hô hấp (mũi-họng, khí quản, phế quản mà thậm chí là phế nang) của bệnh nhân. Từ đó giúp phát huy tác dụng của thuốc một cách tốt nhất, triệt để nhất.
Máy thường được dùng trong các bệnh đường hô hấp, tai-mũi-họng như: hen, COPD, viêm mũi họng, viêm thanh khí phế quản…
Tác dụng của máy khí dung là gì?
- Có khả năng đưa thuốc đến tận vị trí cần tác dụng, mà các đường khác không thể thực hiện được hoặc có thể nhưng kém hiệu quả.
- Đưa thuốc vào cơ thể nhanh chóng, thuốc được đưa vào dưới dạng các hạt nhỏ li ti nên thời gian bắt đầu xuất hiện tác dụng của thuốc gần như là ngay lập tức.
- Thường những thuốc dùng để khí dung, đặc biệt là corticoid nếu dùng bằng uống hoặc tiêm thì sẽ có rất nhiều tác dụng phụ như: loét dạ dày, béo phì, loãng xương, rạn da… Nhưng với đường khí dung thì sẽ hạn chế rất nhiều những tác dụng phụ trên.
- Ngoài việc giúp chữa bệnh, khi dùng nước muối sinh lý để xông còn giúp vệ sinh mũi họng hỗ trợ điều trị và phòng bệnh rất tốt.
- Sử dụng máy đơn giản, chỉ cần hướng dẫn một lần là bạn có thể tự sử dụng tại nhà, không yêu cầu nhiều về mặt kỹ thuật như tiêm – truyền.
Có những loại máy khí dung nào? Ưu, nhược điểm của từng loại ra sao?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều chủng loại máy xông khí dung khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn. iMediCare sẽ chia các loại máy xông khí dung dựa theo cách tạo ra các hạt khí dung để bạn có thể phân loại, đánh giá ưu nhược điểm của từng thiết bị dễ nhất.
Hiện nay trên thị trường có 03 loại máy khí dung sau:
- Máy dùng khí nén để tạo ra hạt sương (Máy nén xông khí dung, mũi họng)
- Máy dùng sóng siêu âm để tạo ra hạt sương (Máy xông khí dung siêu âm)
- Máy màng rung: Vẫn dùng sóng siêu âm nhưng hiện đại hơn rất nhiều
Nguyên tắc hoạt động của các loại máy xông khí dung
Máy dùng khí nén: Luồng khí nén được tạo ra bởi động cơ điện sẽ vọt qua vòi phun và cuốn theo các hạt nước, những hạt nước này va đập vào bản chắn phía trên và phân tán thành các hạt sương nhỏ hơn. Khi bệnh nhân hít vào những hạt khí dung này sẽ theo không khí vào phổi, khi bệnh nhân thở ra thì một phần thuốc sẽ ra ngoài theo động tác của bệnh nhân gây lãng phí một phần thuốc.
Máy dùng sóng siêu âm: Sóng siêu âm phát ra sẽ làm các phân tử thuốc chuyển động rất nhanh (theo tần số của sóng được phát ra). Khi các phân tử này chuyển động đủ nhanh chúng sẽ thoát khỏi dung dịch và trở thành những hạt sương (khí dung) có kích thước gần như là bằng nhau. Nhờ có một quạt gió, những hạt sương này sẽ đi đường thở vào cơ thể bệnh nhân.
Máy màng rung: Dùng sóng siêu âm, cho thuốc đi qua một tấm lưới với hàng ngàn lỗ nhỏ li ti để tạo ra những hạt sương. Máy này hiệu quả hơn hai loại trên rất nhiều. Chủ yếu có tại các trung tâm lớn, để dùng cho những loại thuốc đắt tiền.
Đánh giá các loại máy xông khí dung tốt trên thị trường
Hiện trên thị trường có khá nhiều thương hiệu sản xuất máy khí dung, dưới đây là một số thương hiệu uy tín, có chất lượng tốt mà bạn nên ưu tiên lựa chọn:
- iMediCare: Thương hiệu đến từ Singapore, có nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam. Chất lượng tốt, độ bền cao, an toàn khi sử dụng, bảo hành chính hãng từ 2 năm đến 5 năm – mức bảo hành cao nhất trên thị trường. Đây là hãng được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay. Hãng có hai dòng máy xông khí dung iMediCare từ bình dân cho đến cao cấp sử dụng màng rung siêu âm tiên tiến nhất hiện nay, giá cả rất phải chăng.
- PolyGreen: Thương hiệu đến từ Đức, đang khá được ưa chuộng hiện nay.
- Narita: Một thương hiệu đến từ Nhật Bản.
Hy vọng qua đánh giá các loại máy xông khí dung trên thị trường này sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được cho gia đình mình sản phẩm phù hợp nhất.
Pingback: Những bệnh nào mới được dùng máy xông khí dung? – iMediCare Việt Nam